bình chứa khí

Cung cấp tất cả các dạng bình chứa khí nén với áp suất làm việc lên tới 50 bar và thể tích tới 50,000 lít

Vật liệu: SS400, INOX SUS304

Loại bình chứa khí nén Kích Thước (mm)Áp suất làm việc
Áp suất thiết kế
(Lít)Đường kínhChiều caoĐộ dàyỐng vàoỐng Ra(kg/cm2)(kg/cm2)
300Ø 48018904M34M348.510
500Ø 60019305M49M498.510
700Ø 70019305M49M498.510
1000Ø 85020906M49M498.510
1260Ø 96522108M49M498.510
1500Ø 105021808M60M608.510
2000Ø 105026808M60M608.510
3000Ø 125028401080A80A8.510
4000Ø 145030101080A80A8.510
5000Ø 160031001280A80A8.510
6000Ø 1600360012100A100A8.510
8000Ø 1700422012125A125A8.510
10000Ø 1920405014150A150A8.510

Công thức tính thể tích bình chứa khí nén cho hệ thống khí nén.

Những lưu ý khí chọn mua bình chứa khí nén

Thể tích bình chứa khí: chọn bình chứa khí nén có thể tích đủ cho hệ thống khí nén.

  • Binh quá nhỏ: gây ra hiện tượng thay đổi trạng thái liên tục của máy nén khí. Không tốt cho máy nén khí.
  • Bình quá lớn: chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với mức cần thiết.

Áp suất làm việc của bình chứa khí nén: 

  • Kiểm tra áp lực lớn nhất trên hệ thống khí nén của bạn. Chọn bình chứa khí có áp lực vừa đủ lớn hơn áp suất lớn nhất trên hệ thống.
  • Việc chọn bình chứa khí có áp suất làm việc lớn hơn quá nhiều so với  áp suất làm việc cực đại của hệ thống sẽ làm bạn mất thêm một khoản đầu tư không hiệu quả.

Sơn

  • Bên ngoài: sơn tĩnh điện
  • Bên trong: cần được sơn expoxy để tránh trường hợp bị rỉ séc bên trong bình do nước trong khí nén.

Kiểm định bình chứa khí:

  • Kiểm tra thời hạn hiệu lực bình chứa khí (thông thường 3 năm đầu)

3 Công dụng chính của bình chứa khí nén (bình tích áp)

1. Lưu trữ khí nén.

Máy nén khí tạo ra một kho lưu trữ khí nén trong bình chứa khí. Nhu cầu sử dụng khí nén có thể được đáp ứng trong một khoảng thời gian nhất định bởi "kho lưu trữ khí nén" , máy nén khí không cần hoạt động trong khoảng thời gian này. Chúng luôn trong trại thái sẵn sàng và không cần dùng đến điện năng. Ngoài ra, đáp ứng được việc thay đổi trong yêu cầu sử dụng khí và những lúc nhu cầu sử dụng khí nên tăng cao. Động cơ máy nén ít phải thay đổi trạng thái on/off qua đó giảm việc hao mòn động cơ và các bộ phận cơ khí.

Một số trường hợp, hệ thống khí nén cần sử dụng nhiều bình chứa khí nén để đủ thể tích lưu trữ khí nén theo yêu cầu. Để đáp ứng nhu cầu cao này cần một bình chứa khí rất lớn, mặt khác có thể sử dụng nhiều bình chứa khí có thể tích nhỏ hơn nhưng tổng thể tích vẫn đủ đáp ứng nhu cầu.

2. Loại bỏ xung khí nén.

Máy nén khí dạng piston thường tạo ra xung khí nén trong quá trình vận hành do cơ cấu hoạt động. Những xung khí nén này có thể gây hư hỏng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhiều thiết bị sử dụng khí nén. Bình chứa khí nén có tác dụng loại bỏ một phần xung này để giúp khí nén ổn định hơn.

Trường hợp đối với máy nén khí trục vít đã tạo dòng khí nén ổn định.

3. Loại bỏ nước trong khí nén.

Việc nén không khí tạo ra điều kiện thuận lợi để hơi nước lẫn trong không khí tụ thành dạng lỏng. Thông thường lượng nước được tạo ra này sẽ theo dòng khí nén đi vào bình chứa khí. Ngoài ra, khí nén sau khi qua dàn giải nhiệt và đi thẳng vào bình chứa khí sẽ hạ nhiệt độ rất nhiều, qua đó càng dễ tích tụ thành dạng lỏng. Bình chứa khí khi đó trở thành một thiết bị lý tưởng để loại bỏ một phần hơi nước lẫn trong khí nénm

Vị trí lắp đặt bình chứa khí trong hệ thống khí nén

  1. Trước máy sấy khí: giúp giảm tải một phần cho máy sấy khí. Nước được tách ra một phần trước khi đi vào máy sấy.  Tuy nhiên nếu chất lượng bình không tốt hoặc không được sơn epoxy bên trong thì lâu ngày bình sẽ bị ăn mòn bên trong.
  2. Sau máy sấy khí: khí nén vào bình chứa khí đã khô, độ khô của khí nén ổn định. Trong bình chứa không có nước nên ít bị rỉ séc bên trong bình.
  3. Trong line sản xuất:  một số thiết bị sử dụng khí nén đột ngột một lượng lớn cần được lắp đặt thêm bình chứa khí ngay trước thiết bị này.

Xem thêm: Ưu nhược điểm khi lắp đặt máy sấy khí trước và sau bình chứa khí