/ Bài Viết, Hướng Dẫn

ong dan khi nen

Việc tụt/giảm áp suất khí nén trong quá trình dẫn khí thông qua hệ thống đường ống là việc xảy ra tất yếu. Áp lực tụt chuyển hóa thành nhiệt năng do khí nén ma sát với đường ống dẫn khí. Lắp đặt đường ống dẫn khí chuẩn với kích thước đủ sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc tụt áp, ngược lại đường ống quá nhỏ sẽ làm áp lực giảm lớn, gây lãng phí và không đảm bảo áp suất khí nén tại thiết bị sản xuất.

Công thức bên dưới giúp xác định đường kính ống dẫn khí tùy theo lưu lượng khí của hệ thống khí nén của bạn. (hay công thức tính đường kính ống theo lưu lượng)

Nếu bạn đang tìm phương pháp tính toán lưu lượng khí qua đường ống thì cách duy nhất đó là bạn cần dùng đến thiết bị đo.

Các thiết bị đo lưu lượng sẽ sử dụng cảm biến để đo tốc độ dòng chảy của khí nén qua đường ống tại một tiết diện ống đã biết trước. Sau đó sử dụng công thức:

Q= VxA

trong đó:

  • Q: lưu lượng khí nén qua ống (m3/min)
  • V: Vận tốc dòng khí đo được bởi cảm biến (m/min)
  • A: Tiết diện ống tại điểm đo (m2)

Bạn có thể tham khảo thêm BỘ ĐO LƯU LƯỢNG KHÍ NÉN chúng tôi cung cấp

Nếu bạn đang tìm công thức tính lưu lượng khí trong đường ống chỉ cần biết một vài thống số đơn giản như đường kính ống, áp suất... thì câu trả lời sẽ là KHÔNG có công thức nào cả.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách tính lưu lượng khí khi tiêu thụ xả ra áp khí quyển tại một đường kính cho trước.

Lắp dặt dường ống khí nén 1

KÍCH THƯỚC ỐNG THÔNG DỤNG

kích thước đường ống khí nén

Bảng NPS cho kích thước ống 

Normal Pipe Size (NPS)
DIN 2440
Đường kính ngoài
(mm)
Đường kính trong
(mm)
Tiết diện trong
(cm2)
Độ dày thành ống
(mm)
InchDN
1/8''610.26.20.302.00
1/4''813.58.80.612.35
3/8''1017.212.51.222.35
1/2''1521.316.02.002.65
3/4''2026.921.63.672.65
1''2533.727.25.823.25
1 1/4''3242.435.910.153.25
1 1/2''4048.341.813.803.25
2''5060.353.022.103.65
2 1/2''6576.168.837.203.65
3''8088.980.850.704.05
4''100114.3105.387.004.50
5''125139.7130.0133.504.85
6''150165.1155.4190.004.85

VẬT LIỆU ÔNG DẪN KHÍ NÉN THÔNG DỤNG

Một câu hỏi cũng rất quan trọng khi thiết kế và lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén đó là nên dùng ống bằng chất liệu gì. Tùy theo các ứng dụng cụ thể hoặc yêu cầu về chất lượng khí nén, có thể sử dụng ống dẫn khí với vật liệu khác nhau.

Dưới đây, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về một số loại thông dụng và ưu nhược điểm của chúng.

Có thể chia làm hai vật liệu chính: NHỰA vs KIM LOẠI

ỐNG DẪN KHÍ BẰNG NHỰA

Ống dẫn khí bằng nhựa có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với bằng kim loại như:

  • Chúng không bị ăn mòn. Do đó bạn sẽ không phải lo lắng về việc rỉ séc và rỉ kim loại đi vào khí nén đầu ra. Giảm nguy cơ tắc nghẽn trên đường ống hoặc van
  • Bề mặt bên trong đường ống luôn mịn và không bao giờ xuống cấp. Tạo dòng chảy khí nén thành lớp --> giảm tụt áp trên đường ống.
  • Nhẹ, dễ dàng vận chuyển và kết nối.
  • Việc cắt ống nhựa khá đơn giản và nhanh chóng.
  • Ống nhựa có thể được kết nối nhanh chóng bằng keo. Ít phức tạp hơn ống băng kim loại cần ren hoặc hàn.

Ống nhựa

Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng mọi loại ống nhựa để dẫn khí nén. Các dạng ống nhựa phổ biến nhất hiện nay là ống PVC, CPVC. Thường được dùng để làm ống dẫn nước và không phù hợp để dẫn khí nén áp lực cao. Ngoài ra có thể bị ăn mòn bởi lượng dầu lẫn trong khí nén.

Một số loại ống nhựa có thể dùng làm ống dẫn khí nén như: ABS, PE, HDPE. Có khả năng chịu được áp lực cao, không bị ăn mòn bởi dầu.

ỐNG DẪN KHÍ BẰNG KIM LOẠI

Tuy ống dẫn khí bằng nhựa có nhiều ưu điểm nội trội, nhưng ống kim loại vẫn là lựa chọn số một của đại đa số người dùng. Chúng được nhiều người cho là nhìn cứng cáp và có độ bền cao hơn.

Chúng ta hãy điểm qua vài ưu điểm của ống dẫn khí bằng kim loại:

  • Là vật liệu truyền thống nên đại đa số kỹ thuật viên đã biết cách lắp đặt.
  • Độ bền cao đã được minh chứng.
  • Không bị cong vênh
  • Không bị ăn mòn bởi dầu trong khí nén

Một số dạng ống bằng kim loại:

- Ống thép đen

Đây là loại vật liệu được sử dụng làm ống dẫn khí thế hệ đầu tiên. Có sức bền, cứng cao, tuy nhiên dễ bị ăn mòn. Ống cũng rất nặng nên cần được gia cố và treo kỹ. Việc kết nối ống cũng khá khó khăn và các mối hàn dễ bị rò rỉ.

ng thép đen

- Ống thép mạ km

Đây là loại ống được sử dụng thông dụng nhất hiện nay ( chiểm trên 90%). Các đặc tính tương tự như ống thép đen, tuy nhiên ít bị ăn mòn. Lớp mạ có thể bị bong ra theo thời gian nếu chọn chất lượng ống không tốt.

ống thép mạ kẽm

- Ống thép không gỉ (INOX)

Ống thép không gỉ có ưu điểm nổi bật là không bị ăn mòn bởi nước hoặc dầu. Tuy nhiên việc lắp đặt khó khăn do ống nặng, khó kết nối cũng như chi phí đầu tư cao. Ống thép không gỉ thường được lắp đặt với hệ thống khí nén không dầu yêu cầu chất lượng khí ra rất sạch. Dùng trong các nhà máy về thực phẩm, y tế, điện tử,..hay hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Ống INOX

- Ống nhôm

Ống nhôm có thể coi là tương lai của công nghệ lắp đặt đường ống dẫn khí. Với đặc tính không bị ăn mòn như ống thép không gỉ và trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Việc thi công lắp đặt đường ống dẫn khí bằng nhôm cũng khá đơn giản, kết nổi bằng các khớp nối bằng nhựa và không phải hàn hay ren ống. Tuy nhiên, hiện nay chi phí đầu tư cho ống nhôm vẫn còn khá cao.

 Ống Nhôm

 

 

Chia Sẻ: